All Questions
prev
Previous:2.3 Ai “ngự” trên ngai toà Phêrô, nghĩa là Toà Thánh?
next
Next:2.5 Giáo triều Rôma là gì?

2.4 Làm thế nào để trở thành Giáo hoàng?

HộiThánh ngày nay

Khi một giáo hoàng qua đời hoặc từ chức, các vị hồng y [>2.10] dưới tám mươi tuổi được triệu tập để mật nghị tại Vatican. Các ngài chọn ra một vị giáo hoàng mới [>2.17] từ các vị hồng y này. Việc bỏ phiếu được tiếp tục thực hiện cho đến khi nào có một người đạt được ít nhất hai phần ba số phiếu bầu. Ngài được quyết định nếu có đồng ý nhận chức Giáo Hoàng hay không -  nếu đồng ý – ngài sẽ chọn tước hiệu cho mình.

Khói trắng bốc lên từ ống khói của nhà nguyện Sistine cho biết một giáo hoàng mới đã được chọn. Vị giáo hoàng mới được ra mắt tại ban công của Vương cung thánh đường thánh Phêrô bằng câu tung hô “Habemus Papam!” (Chúng ta có giáo hoàng!).

Đức Giáo Hoàng được bầu bởi các Hồng y trong một mật nghị tại nhà nguyện Sistine. Ngài được giới thiệu cho mọi người bởi từ Habemus papam!
The Wisdom of the Church

Tại sao Đức Ki-tô lại thiết lập phẩm trật trong Hội?

Ðức Kitô đã thiết lập phẩm trật trong Hội thánh với sứ mạng chăn dắt dân Thiên Chúa nhân danh Người; và vì thế Người đã trao ban quyền hành cho họ. Phẩm trật bao gồm các thừa tác viên đã được thánh hiến: các giám mục, linh mục và phó tế. Nhờ Bí tích Truyền chức thánh, các Giám mục và linh mục, khi thực thi thừa tác vụ của mình, hoạt động nhân danh và trong cương vị của Ðức Kitô-là-Ðầu. Các Phó tế phục vụ dân Chúa trong việc phục vụ (diakonia) lời Chúa, Phụng vụ và việc bác ái. [TYGLHTCG 179]

Chiều kích tập thể của thừa tác vụ trong Hội thánh được thực hiện như thế nào?

Theo gương nhóm mười hai Tông đồ, được Ðức Kitô tuyển chọn và sai đi chung với nhau, sự kết hợp của các thành phần phẩm trật trong Hội thánh là để phục vụ sự hiệp thông của tất cả các tín hữu. Mỗi Giám mục thực thi thừa tác vụ của mình như thành viên của Giám mục đoàn, trong sự hiệp thông với Ðức Giáo hoàng và dự phần với ngài vào việc chăm lo cho Hội thánh phổ quát. Các linh mục thực thi thừa tác vụ của mình trong linh mục đoàn của Hội thánh địa phương trong sự hiệp thông với Giám mục và dưới sự hướng dẫn của ngài. [TYGLHTCG 180]

Tại sao thừa tác vụ trong Hội thánh cũng có đặc tính cá nhân?

Thừa tác vụ trong Hội thánh cũng có đặc tính cá nhân, bởi vì, nhờ hiệu năng của Bí tích Truyền chức thánh, mỗi người đều chịu trách nhiệm trước Ðức Kitô, Ðấng đã kêu gọi họ một cách cá nhân khi trao phó cho họ một sứ vụ. [TYGLHTCG 181]

Tại sao Giáo hội không phải là một tổ chức có tính dân chủ?

Nền dân chủ hoạt động trên nguyên tắc tất cả mọi quyền lực đến từ người dân. Tuy nhiên trong giáo hội, tất cả mọi quyền năng đến từ Đức Ki-tô. Vì vậy giáo hội có một cấu trúc phẩm trật. Nhưng đồng thời Đức Ki-tô đã cho giáo hội một cấu trúc mang tính đoàn thể.
Yếu tố phẩm trật trong giáo hội nằm ở chỗ chính Đức Ki-tô đang hành động trong giáo hội, khi những thừa tác viên được truyền chức, nhờ ân sủng Chúa, thực hiện hoặc trao ban điều gì đó, điều mà tự nơi mình những người đó không thể thực hiện và cho được. Có nghĩa là: khi các Giám mục, Linh mục cử hành các Bí Tích và trong quyền năng của Đức Ki-tô dạy dỗ Dân Chúa, những vị ấy hành động thay thế Đức Ki-tô. Yếu tố đoàn thể trong giáo hội nằm ở chỗ, Đức Ki-tô đã trao phó sứ vụ của Ngài cho một nhóm gồm Mười Hai tông đồ, những người kế vị của họ dẫn dắt giáo hội dưới quyền lãnh đạo của đấng kế vị thánh Phê-rô.
Với nguyên lý tông đồ đoàn này, các công đồng là một phần không thể nào thiếu được đồng của giáo hội. Tuy nhiên, trong những cấu trúc đoàn thể khác của giáo hội, trong các công nghị và các công đồng, người ta cũng có thể thấy sự phong phú của ơn Chúa Thánh Thần và tính phổ quát của giáo hội hoàn vũ sinh hoa trái. [Youcat 140]

This is what the Church Fathers say

Các Tông Đồ đầy ơn sủng, đã thành lập và xây dựng Hội Thánh, rồi giao phó văn phòng giám mục cho Giáo Hoàng Linô. Ngài đã được Thánh Phaolô đề cập đến trong thư gửi tín hữu Timôthê. Kế vị Ngài là Giáo Hoàng Anacletus, và kế nhiệm vị này , trở thành người điều hành thứ ba sau thời các Tông Đồ, là Giáo Hoàng Clêmentê . [Thánh Irenaeus, Chống dị giáo, Quyển 3, chương 3 (MG 7, 849)]